Histoire

VUE DE DALAT

Crédit photo : Aëlle


Une histoire de Dalat

Par le professeur Hua Hoang, décédé en 2003 aux USA.

Ce texte, en vietnamien, nous a été transmis par Duong Le Van de Dalat. Nous en produirons une traduction rapidement.

Lập trên cao nguyên Lâm Viên đồi núi chập chùng, Đà Lạt là một đô thị nghỉ mát xinh đẹp nằm giữa những khu rừng thông, thác nước thơ mộng. Đà Lạt là thành phố của tuổi trẻ, tình yêu và kỷ niệm. Ai đã đến đó một lần, chắc chắn sẽ giữ lại trong lòng những hình ảnh và kỷ niệm thân thương.

 

Thuở còn đi học, tôi cũng có đến Đà Lạt vài lần. Sau nầy ra trường đi dạy học, thỉnh thoảng tôi cũng ra Đà Lạt vào những ngày hè. Khi cầm tờ lịnh gọi nhập ngũ trong tay, tôi còn gần 20 ngày thu xếp chuyện gia đình trước khi giã từ cuộc sống dân sự. Nghĩ rằng, rồi đây đời quân ngũ sẽ không cho phép mình nhàn nhã tới lui thành phố đáng yêu ấy nữa, nên tôi lại đưa cả gia đình lên thăm Đà Lạt lần cuối. Định mệnh trớ trêu một cách đáng yêu, sau khi mãn khóa học ở Thủ Đức, tôi lại được lên Đà Lạt sống cuộc đời vừa là quân nhân vừa là một nhà giáo, gắn bó với Đà Lạt gần suốt 7 năm. Do đó đối với tôi, Đà Lạt có nhiều kỷ niệm khó quên. Khung cảnh Đà Lạt là một thế giới đầy cảm hứng, trong đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và sự kiến tạo của con người. Đà Lạt luôn luôn phơi bày nét đẹp lãng mạn đầy huyền thoại. Sau nầy, xa Đà Lạt nhưng hình ảnh Đà Lạt vẫn còn là những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn tôi, trong những suy nghĩ hằng ngày của tôi. Nó ám ảnh tôi, theo đuổi tôi những buồn vui có lẽ đến suốt cuộc đời còn lại của tôi. Ai từng ở Đà Lạt khi đi xa cũng nhớ về nó. Nhiều người viết về Đà Lạt, về kỷ niệm vui buồn ở đó. Tôi cũng vậy. Nhưng có điều, mỗi lần tìm thêm được tài liệu mới tôi lại cầm bút ghi vội những cảm hứng, những suy nghĩ miên man khi kỷ niệm cũ một thời đã chôn vùi trong quá khứ sống dậy. Đề tài về Đà Lạt rất phong phú, đa dạng, cũ mà rất mới.... Chắc chắn Đà Lạt sẽ còn là đề tài mời gọi muôn đời cho những ai đã từng sinh sống ở đó hay tới đó như một khách nhàn du. Đà Lạt đẹp. Đà Lạt thơ mộng,Đà Lạt thành phố của sương mù, của tình yêu, của trăng mật. Trăng Đà Lạt , hoa Đà Lạt, núi đồi Đà Lạt, hồ thác Đà Lạt... mỗi người khi xa Đà Lạt đều giữ lại cho mình một kỷ niệm đáng yêu, đáng nhớ. Đà Lạt là đất của vua chúa, là hoàng triều cương thổ. Không kể Huế, cựu độ của nhà Nguyễn, không nơi nào trên đất nước Việt Nam in đậm dấu vết của nhà vua, của hoàng gia bằng Đà Lạt. Đà Lạt có hoàng cung, có trường học Bảo Long, trường nữ học Phương Mai, có biệt thự của hai bà Phi Ánh, Phi Loan.....Hồi trước Đà Lạt cùng với cao nguyên chỉ dành riêng cho người Pháp. Người Kinh không được phép lên đây lập nghiệp, trừ các nhà quý tộc như ông bà quận công Long Mỹ, An Định Vương Lê Phát An, bá tước Didelot... Chứng tích các ấp Hà Đông, Nghệ Tĩnh... là những biệt lệ để phục vụ cho nhu cầu những người Pháp.

Tài liệu để viết bài nầy, ngoài quyển sách “Những đứa con của núi rừng” (The sons of mountains) của Gerald Cannon Hickey, còn nhiều tài liệu khác mà chúng tôi sưu tầm được rải rác trong sách báo cũ. Tôi cũng xin cám ơn chị Tôn Nữ M. L. là người trực tiếp kể lại sự tích Cầu Ông Đạo. Dĩ nhiên tôi tránh viết lại những điều đã viết về Đà Lạt từ trước tới nay để tránh sự nhàm chán. Trong chương viết về Đà Lạt, tác giả Gerald C. Hickey có nhắc đến các tác phẩm, bài báo kê cứu hiếm như:

- Báo Indochine năm 1943 - 1944.

- Monographie de la province Dalat do trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội in năm 1931.

- Tạp chí Bulletin de Amis du vieux Huế (1938)...

Trong các toàn quyền Đông Dương chỉ có Paul Doumer, PasquierDecoux để lại nhiều kỷ niệm trên đất nước ta hơn hết. Mặc dầu khi tạo lập đường sá, cầu cống, tiện nghi công cộng người Pháp không nghĩ đến phúc lợi cho người bản xứ, nhưng dầu sao đi nữa các cơ sở hạ tầng ở các thuộc địa cũng đem đến lợi ích lâu dài.

Chúng tôi còn nhớ ngày 10/12/1896, toàn quyền Rousseau lâm trọng bịnh và từ trần ở bệnh viện Hà Nội, thì Paul Doumer được lịnh qua Đông Dương kế vị. Ngày 13/2/1897 Paul Doumer tới Việt Nam. Đối với Pháp, giai đoạn bình định thuộc địa chấm dứt, nên vừa mới tới nhậm chức, Paul Doumer liền nghĩ đến một chương trình kiến thiết đầy tham vọng. Mục đích của các chương trình tốn kém nầy nhằm khai thác kinh tế Việt Nam. Paul Doumer là người tính tình cứng rắn đến độc tài, nhưng có được tính thanh liêm và siêng năng. Làm việc gì ông cũng theo dõi tới cùng, đến tận nơi quan sát, không cả tin vào các báo cáo của viên chức địa phương. Paul Doumer là toàn quyền đầu tiên đến Nam Kỳ, xuống tận Hậu Giang dự Lễ khánh thành Kinh xáng Xà No năm 1900. Lúc đó ở Nam Kỳ có Paul Blanchy, Chủ tịch Hội đồng quản hạt là người dám chống đối ý kiến của Paul Doumer, vì Paul Blanchy chủ trương khai thác kinh tế Nam Kỳ trong khi Paul Doumer lại chú trọng đến Bắc Kỳ. Tuy nhiệm kỳ có 5 năm (1897 - 1902) nhưng Paul Doumer để lại nhiều công trình đáng ghi nhớ, tồn tại đến ngày nay. Hai dự án lớn lao nhứt của Paul Doumer là:

- Tìm các địa điểm lập các đô thị nghỉ mát ở miền núi Trung Kỳ.

- Lập đường xe lửa xuyên Việt. Riêng một dự án khác, đề nghị mở một đường xe lửa từ Qui Nhơn lên cao nguyên Attopeu, không được quốc hội Pháp chấp thuận.

Năm 1897, Paul Doumer gặp bác sĩ Yersin là người đã hướng dẫn nhiều cuộc thám hiểm sâu vào vùng rừng núi Tây Nguyên để thảo luận việc tìm kiếm những địa điểm thuận tiện có thể lập khu nghỉ dưỡng. Nơi đó phải có khí hậu mát mẻ để kiều dân Pháp và các viên chức Pháp ở Đông Dương đến nghỉ hè thay vì mỗi năm phải về bên Pháp. Bác sĩ Yersin khuyến cáo nên chọn đỉnh Lâm Viên (Langbian). Sau đó Paul Doumer ra lịnh cho một đoàn thám hiểm quân sự tìm kiếm một con đường từ miền duyên hải lên Lâm Viên. Lần này đại úy pháo binh Thouard cầm đầu phái đoàn, có chuyên viên địa chất làm thành viên, đó là Cunhac, người sau nầy trở thành công sứ đầu tiên ở Đà Lạt. Ngoài ra có một tỉnh nhỏ mới thành lập ở Tánh Linh, nằm trên con đường mòn trao đổi hàng hóa giữa cao nguyên và đồng bằng.

Một đoàn thám hiểm khác do đại úy Guinet hướng dẫn, khởi hành vào năm 1898 để phát quang dọn dẹp con đường mòn từ đồng bằng lên cao nguyên. Công việc này hoàn tất năm 1899. Với sắc luật ngày 1/11/1899, người Pháp lập ra tỉnh Đồng Nai Thượng với trung tâm hành chánh đặt tại Đà Lạt. Một tỉnh nhỏ hơn là Tánh Linh với cơ sở hành chánh tại Djirinh (Di Linh) do Ernest Outrey làm công sứ. Năm sau, Ernest Outrey cất ngôi nhà sàn lợp thiếc được coi như ngôi nhà nghỉ dưỡng đầu tiên tại đây. Mấy năm sau, do nhận định vùng rừng núi này có nhiều vách đá dốc đứng, cheo leo, khó thiết lập đường xe lửa, nên họ chọn cách làm đường lộ cho xe hơi chạy. Từ đó, họ hủy bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, còn đại lý hành chánh Djiring sáp nhập vào tỉnh Phan Thiết và Đà Lạt nhập vào Phan Rang. Cunhac, một thành viên của đoàn thám hiểm Thouard trở thành công sứ đầu tiên Đà Lạt. Công việc đang tiến hành thì vào năm 1902, toàn quyền Paul Doumer đột ngột về Pháp, khiến cho nhiều chương trình kiến thiết bị đình trệ,. Cunhac vẫn làm công sứ đến năm 1903 đổi qua Djiring cho đến năm 1915.

Tuy là một thành phố sanh non, nhưng nhiều người Pháp có đầu óc làm giàu chú ý ngay đến Đà Lạt. Lợi dụng sắc luật đặc nhượng đất đai của chính phủ, vào ngày 1/4/1900, Gresieu được cấp cho không 885 mẫu đất thuộc Đồng Nai Thượng. Vào ngày 18/10/1901, một người Pháp khác tên Armavon, được cấp 3000 mẫu ở gần Đà Lạt.

Thành phố nghỉ mát Đà Lạt không phải là một chương trình duy nhứt của Paul Doumer. Năm 1901, Paul Doumer còn gởi nhiều đoàn thám hiểm đi sâu vào vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mục đích các đoàn thám hiểm nầy cũng tìm ra những vị trí thuận tiện lập ra các khu nghỉ dưỡng để phục vụ cho người Pháp ở Việt Nam. Đại úy Dubay là người đã khám phá địa điểm lập khu nghỉ mát Bà Nà ở phía nam đèo Hải Vân. Paul Doumer dự tính đến thăm Bà Nà năm 1901, nhưng chuyến đi ấy bị hoãn lại rồi ông phải lên đường về Pháp, nên kế hoạch lập khu nghỉ dưỡng Bà Nà phải xếp lại.

Tuy các cao nguyên miền Nam mới được thám hiểm và nhiều chương trình kiến thiết đầy tham vọng đã bắt đầu, mà nhiều nhà quý tộc từ Âu Châu tới Sàigòn được dân bản xứ Sài Gòn (Lê Phát An) hướng dẫn đi du lịch, săn bắn khắp các khu vực rộng lớn và nhiều muông thú đó.

Trong quyển “Henri D'orlean mort à Saigon” tác giả A.Bandrit cho biết năm 1901 hoàng tử Henri D'orlean khởi hành từ Kraties bên Cao Miên, theo đường mòn qua Đồng Nai Thượng bằng xe bò, rồi xuống tới Nha Trang. Trong suốt cuộc hành trình nầy, hoàng tử gặp nhiều mãnh thú như voi, cọp, bò sát, nai...và tiếp xúc với nhiều dân Mọi có đời sống bán khai dọc theo hai bên đường. Tuy là một chuyến du lịch săn bắn, nhưng Henry phải trả bằng một giá rất đắt. Ông ta bị nhiễm bịnh sốt rét trong cuộc hành trình này và chết tại Sài Gòn năm 1901 lúc mới 33 tuổi.

Cùng năm đó, Tournier công sứ ở Lào, cũng theo lộ trình ấy qua Đà Lạt rồi tới Nha Trang. Năm 1903 đại úy Cottes cũng đi một vòng qua tới trung tâm hành chánh Darlac tức Ban Mê Thuột hiện nay.

Bốn năm sau, bá tước De Montpensier, con trai hầu tước Paris cùng người anh họ của vị hoàng tử bất hạnh kể trên, được nhà triệu phú bản xứ Lê Phát An hướng dẫn đi săn ở khu vực giữa Djiring và Phan Thiết tất cả 7 lần. Sau đó, bá tước De Montpensier lái chiếc xe Lorrain-Dietrich từ Sài Gòn đi Đế Thiên Đế Thích mất hết 29 ngày. Năm đó ở Sài Gòn có độ 40 chiếc như thế. Lê Phát An là con trai của ông Huyễn Sĩ Lê Phát Đạt, từng mở tiệc tùng khoản đãi các nhà quý tộc Âu Châu tại Sài Gòn. Ông Lê Phát An là cậu vợ hoàng đế Bảo Đại sau nầy. Năm 1934 ông Lê Phát An có tặng cho cháu gái là Nguyễn Thị Hữu Lan tức Nam Phương Hoàng hậu 1 triệu đồng bạc tiền mặt, để làm của hồi môn. Vua Bảo Đại đã phong cho ông Lê Phát An tước An Định Vương là tước hiệu cao quý nhứt triều đình, chỉ phong cho hàng hoàng thân mà thôi.

Ngày nay du khách đi chơi Đà Lạt thường theo quốc lộ 20, từ ngã ba Dầu Giây lên Định Quán, Bảo Lộc rồi lên Di Linh tới Đà Lạt, hay dùng quốc lộ 11 từ Phan Rang đi lên, chớ ít ai ngờ rằng con đường lộ đầu tiên nối liền giữa Sài Gòn với Đà Lạt đi qua ngả Phan Thiết. Đường ấy bắt đầu từ Nha Mân, qua đèo Datrum (670m) đến Di Linh, rồi từ đó mới đi tiếp lên Đà Lạt. Từ năm 1914 - 1915, Phan Thiết là trạm dừng chân của lữ khách đi Đà Lạt. Chính bá tước De Montpensier thường nghỉ ở Phan Thiết nhiều lần trước khi khởi hành đi săn ở vùng Bảo Lộc, Di Linh, nên ông ra lịnh cho xây dựng một ngôi nhà lầu đồ sộ ở Phan Thiết vào năm 1908, mà dân địa phương gọi đó là ”Lầu Ông Hoàng”. Lầu ông Hoàng cũng là nơi hò hẹn của thi sĩ Hàn Mặc Tử với người yêu là Mộng Cầm. Từ năm 1908, Đà Lạt mới có ngôi nhà gạch đầu tiên là tòa công sứ Pháp. Năm, 1912 toàn quyền Albert Sarraut kế tục chương trình dang dở của Paul Doumer, phát triển Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ dưỡng. Ban đầu người Pháp khởi công làm con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt qua Đa Nhim và đèo Ngoạn Mục (Bellevue). Con đường ấy sau nầy mở rộng thành quốc lộ 11. Từ năm 1914 hãng xe hơi chở khách “Société des Correspondance Automobile du Langbian” cho chạy những chiếc xe hiệu Lorraine-Dietrich trên lộ trình Sàigòn Phan Thiết Di Linh tới Đà Lạt. Người cố cựu cho biết rằng hồi đó người ta gọi tắt hãng xe đò nầy bằng các chữ “SCAL”. Năm sau tỉnh Langbian hình thành vẫn lấy Đà Lạt làm tỉnh lỵ. Đà Lạt bắt đầu thu hút du khách đến nghỉ mát và săn bắn vào mùa hè. Năm 1916, Langbian Palace Hotel là khách sạn đầu tiên được xây dựng theo kiểu nhà sàn, nhưng có hành lang rộng, có mái che. Cũng năm đó Đà Lạt có trạm bưu chính, sở công chánh và trắc địa, tòa công sứ, cảnh binh. Còn những người Việt Nam (Kinh) đầu tiên đến cư ngụ Đà Lạt là những người phu khuân vác trắc địa hay những người buôn bán. Năm 1920, Pháp tái lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Djiring, trong khi Đà Lạt trở thành một khu vực tự trị về hành chánh do một Tổng ủy viên tên Garnier cai trị. Năm 1922, Đà Lạt bước qua một giai đoạn phát triển mới. Theo toàn quyền Maurice Long chỉ thị, kiến trúc sư Hébard về đồ án Đà Lạt mở rộng thành một đô thị tân tiến. Đặc biệt, theo đồ án Hébard giữ nguyên thảm cỏ chỗ sân cù ngày nay nhìn lên đỉnh Lâm Viên, không được xây cất che khuất, để giữ vẻ đẹp cho thành phố thơ mộng trong tương lai: Đồ án Hébard cũng dự trù “Đà Lạt sẽ là một đô thị tân tiến; một góc nước Pháp ở miền núi Alpes của Á Châu” với:

- Hồ nhân tạo

- Hàng trăm biệt thự rải rác trên các sườn đồi

- Xây dựng ngôi chợ trung ương hình khối chữ nhựt với tháp chuông vươn cao. Đó là vị trí rạp hát Hòa Bình hiện nay.

Kể từ năm 1930 trở đi, Đà Lạt phát triển thành một đô thị có vườn hoa xinh đẹp, nhiều công viên cây xanh. ngàn hoa khoe sắc thắm vào mùa xuân. Người Mỹ đầu tiên có mặt tại Đà Lạt là vợ chồng nhà truyền giáo Tin Lành Hebert Jackson. Ông ta đến Đà Lạt đầu năm 1930, lập nhà truyền giáo đầu tiên cho đồng bào Thượng, có một mục sư Việt tên Nam làm thông ngôn.

Ngoài Đà Lạt, toàn quyền Paul Doumer còn ra lịnh tìm kiếm, khảo sát các vị trí khác để làm chỗ nghỉ hè cho người Pháp. Tại Quảng Nam, đại úy Dubay được lịnh Paul Doumer dẫn một đoàn thám hiểm đi về phía Tây Đà Nẵng, khám phá đỉnh núi chúa, tức Bà Nà là nơi có khí hậu mát mẻ, thích hợp làm nơi nghỉ dưỡng. Bà Nà là tên một làng Thượng ở đó. Bà Nà nằm trên cao độ gần 1000 mét, có khí hậu tương tự như Đà Lạt. Năm 1901, Paul Doumer dự tính lên thăm thành phố tương lai nầy, nhưng có lịnh về nước nên chương trình ấy phải gác lại. Tại phía Tây tỉnh Quảng Nam, từ lâu, người Thượng có truyền thống hiềm khích với người kinh, nên Pháp cho lập một tiền đồn tại An Điềm, bảo vệ người Việt cư ngụ trong lưu vực sông Bung. Năm 1912, Pháp quy hoạch khu Bà Nà, ra lịnh bảo vệ thực vật và động vật, rồi ra lịnh cho Sogny, người chỉ huy đồn An Điềm điều tra dân chúng chung quanh khu vực Bà Nà. Công việc nầy bị gián đoạn vì thế chiến thứ nhứt. Sau đó, người Pháp tiếp tục xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà để kiều dân Pháp lên đó tránh cái nóng oi bức của mùa hè miền Trung. Năm 1919, công sứ Tourane, Galtie ra lịnh làm một con đường nối Bà Nà với quốc lộ số 1. Cuối năm đó, Bà Nà hoàn tất 5 nhà nghỉ mát bằng gỗ. Đến năm 1923, công ty khách sạn Morin ở Tourane xây xong một khách sạn nhỏ với 22 phòng tại Bà Nà. Vị trí khu nghỉ mát Bà Nà rất khó lên vì đường núi dốc đứng. Buổi đầu, xe hơi chạy qua đèo Đại La, tới đốn điền Phú Thượng bây giờ thì dừng lại cây số 28. Đoạn cuối họ đi bằng cáng hoặc ngựa mất từ 3 đến 4 giờ. Mãi đến năm 1928, đoạn cuối cùng mới hoàn tất. Ở dưới chân núi phong cảnh khô khan, nhiều cỏ tranh. Càng lên cao, càng có nhiều cây lớn, bụi rậm và nhiều thông mọc thành rừng. Nơi đây cũng là chỗ ẩn náu của các loại dã thú như cọp, nai, heo rừng. Trước đây, khu Bà Nà là khu săn bắn lý tưởng nhứt. Đỉnh Bà Nà là một khu đất rộng lớn, bằng phẳng, nhiều thông như Đà Lạt. Từ năm 1937 trở đi, Bà Nà phát triển thành một khu nghỉ mát nổi tiếng khắp miền Trung. Theo thống kê năm 1925, có 120 du khách, năm 1937 đột ngột tăng lên 1000 du khách phần lớn là người Pháp và quan lại người Việt.

Năm 1932, Girard kỹ sư công chánh khởi sự tìm kiếm một vị trí lập khu nghỉ mát khác ở gần Huế cho kiều dân Pháp vì Đà Lạt thì quá xa, mà Bà Nà thì phải qua đèo Hải Vân. Ngày 29/7/1932, Girard đến một địa điểm phía bắc đèo Hải Vân, đó là Bạch Mã và báo cáo chọn nơi nầy làm khu nghỉ mát. Cùng năm đó, Pháp cho làm con đường và xây cất nhà nghỉ mát tại đây. Con đường mòn từ quận lỵ Phú Lộc lên Bạch Mã được nới rộng, cán đá mãi đến năm 1938 mới hoàn tất. Tuy nhiên, vào mùa mưa, xe chạy theo đường trôn ốc nầy rất nguy hiểm vì nước tuôn xuống và cây ngả dọc đường. Năm đó, Bạch Mã có 40 nhà nghỉ dưỡng.. Thế chiến thứ hai làm cho con đường hàng hải qua Âu Châu bị gián đoạn, Bạch Mã phát triển thêm. Khách sạn Morin được xây dựng xong, có hồ bơi, sân quần vợt, bưu điện. (Bài về Bạch Mã chúng tôi có viết riêng, đăng trong “Sau bức cấm thành nhà Nguyễn”, do Đại Nam xuất bản).  

 

Ở bản người Lạch

 

Trở lại Đà Lạt, năm 1925, Sở công chánh đưa ra một công trình gắn điện các đường phố chính bằng cách xây đắp thủy điện Ankroet. Dự án nầy không thực hiện được vì thiếu ngân sách. Năm 1929, một nhà trồng tỉa người Pháp, ông O'niel làm một máy phát điện nhỏ, sử dụng thác nước Cam Ly để cung cấp điện lực cho Đà Lạt. Tháng 7 năm 1932, con đường quốc lộ 20 từ Sài Gòn lên Bảo Lộc đi Đà Lạt hoàn thành. Trong khi làm đường nầy, có một biến cố xảy ra: Theo Touneh Han Dang thì trong khi làm đường có xảy ra va chạm đến truyền thống tín ngưỡng của dân địa phương. Tri huyện Tân Khai bấy giờ là Banahra Ya Hau, có nhiệm vụ tập trung dân Thượng làm phu đắp đường trong khu vực Djiring đit Đà Lạt. Trong khi phát quang khu rừng dọc theo đường lộ, dân phu Thượng phát giác một thân cây to lớn nhiều người ôm không hết mà dân địa phương gọi là “cây rắn thần”, bởi vì trong hang bộng cây có vô số rắn, lớn nhỏ lúc nhúc đủ màu sắc. Viên kỹ sư làm đường yêu cầu phải triệt hạ cây ấy, nhưng người thượng cho đó là một cây linh thiêng, nên từ chối thi hành lịnh trừ phi cây ấy phải được giữ lại vì nó không làm hại ai. Tri huyện Ya Hau, theo lời khuyên của Han Dang đến yết kiến công sứ Đà Lạt để xin chỉ thị. Viên công sứ trả lời theo lời kỹ sư làm đường: cây ấy gây trở ngại, cần phải đốn. Các kỹ sư Pháp lấy cỏ khô phủ quanh gốc cây rồi tẩm xăng đốt. Hàng trăm con rắn bò ra lổn ngổn, khiến mọi người chạy tán loạn. Khi ngọn lửa cháy lên cao, rắn tập trung lên ngọn, huýt gió nghe rợn người. Từ các cành cây cao, những con rắn vặn mình đau đớn, phun ra những giọt nước như phóng tên. Dân Thượng giải thích, đó là hiện tượng rắn thần Naga rời khỏi cây thiêng ấy. Rồi tất cả dân Thượng từ các làng lân cận bỏ đi sâu vào rừng, từ chối làm đường, mặc dầu người Pháp hăm dọa sẽ bỏ tù họ. Cuối cùng, viên công sứ miễn cưỡng cho làm con đường tránh sang một bên. Theo Touneh Han Tho cho biết, vào năm 1972, khi công binh Mỹ tân trang quốc lộ 20, dùng máy ủi san bằng gốc cây thành một đống lớn bên vệ đường...

 

ĐÀ LẠT: MỘT TRUNG TÂM GIÁO DỤC

 

Các nhà giáo dục khoa học đều nhận định rằng môi trường khí hậu Đà Lạt trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho hoạt động của trí tuệ. Từ đó, Đà Lạt sớm phát triển thành một Trung tâm giáo dục quan trọng nhứt trong nước. Năm 1927, nhằm phục vụ cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có, Pháp cho lập ra Petit lycée de Dalat. Ngôi trường Việt Nam đầu tiên do cụ Bùi Thúc Bàng mở ra năm 1927, gần rạp Ngọc Lan. Cùng năm đó, dòng nữ tu Soeur St. Paul (Sister of St. Paul) mở trường Crèche de Nazareth, dành riêng cho trẻ em. Trước năm 1975, trường này tọa lạc trên đường Yersin qua khỏi nhà thờ và bưu điện. Năm 1932, trường Petit Lycée de Dalat đổi thành Grand Lycée de Dalat, và chương trình học dạy tới bực Tú Tài Pháp. Năm 1935, trường này lấy tên Lycée Yersin cho tới nay, để kỷ niệm bác sĩ Yersin, ân nhân của Việt Nam và cả nhân loại nữa.

Cuối năm 1932, người Pháp xây dựng cơ sở giáo dục cho nhà dòng sư huynh (trường Christian Brothers) và trường Collège D'Adran cho các chủng sinh. Năm 1935 nhà dòng Notre Dames de Langbian và sau nầy chúng ta quen gọi trường ấy là Couvent des Oiseaux. Trường nữ Couvent des Oiseaux dành riêng cho các thiếu nữ con các gia đình Pháp, Việt giàu có cùng các gia đình quan lại. Trường nầy thu nhận các nữ sinh từ Miên và Lào theo học nữa.

Đến ngày 27/6/1939, Đà Lạt có thêm trường Thiếu Sinh Quân đầu tiên dành cho các thiếu nhi và thiếu niên các gia đình quân nhân Pháp Việt. Theo thống kê, một số thiếu sinh quân là những đứa con lai, bị gia đình bỏ rơi: cha về Pháp, còn mẹ không nhìn vì bị xã hội khinh rẻ. Chúng được nhà cầm quyền Pháp nuôi dạy tử tế. Trường Thiếu Sinh Quân thu nhận trẻ em và thanh niên tuổi từ 12 tới 20. Sau khi học huấn luyện quân sự căn bản, chúng được theo học văn hóa. Những người đủ khá năng sẽ cho vào Lycée Yersin học tiếp để rồi qua Pháp học trường võ bị St. Cyr. Năm 1941, trường thiếu sinh quân Đà Lạt có 150 học sinh. Năm 1936, bác sĩ Yersin lập ra viện PasteurĐà Lạt. Đồng thời các nơi như Sàigòn, Huế, Nha Trang đều có thành lập viện Pasteur, lấy tên nhà bác học Pháp Louis Pasteur. Năm 1941 phòng in bản đồ từ Gia Định dời lên Đà Lạt, sau nầy trở thành Nha Địa Dư, nằm trên một ngọn đồi gần trường Yersin, và ga xe lửa Đà Lạt. Có một điều đáng lưu ý là nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền cùng vợ về Việt Nam năm 1927. Buổi đầu gia đình ông Truyền ở ngoài Bắc, nhưng sau mấy năm bà Truyền trở lên Đà Lạt làm y tá cho trường Yersin. Bà Truyền là một người đàn bà đẹp, dáng quý phái, được nhiều người tặng cho là công chúa nước Bỉ. Sự thật bà là con một gia đình bình dân Pháp, thân phụ là Armant Jean Auguste Latour, làm thợ sắp chữ nhà in ở Paris, và thân mẫu là bà Joséphine Elisabeth Paillac. Bà Nguyễn Thế Truyền khuê danh là Madelen Marie Clarisse Latour. Từ năm 1934 đến 1937, ông Truyền qua Pháp hoạt động chính trị bà Truyền cùng các con ngụ tại biệt thự số 22 đường Sài Gòn, thành phố Nam Định, và sống nhờ lợi tức của 40 mẫu ruộng bên chồng. Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, gia đình túng quẫn, bà Truyền đưa các con Nguyễn Trưng Trắc, Nguyễn Trưng Nhị, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thế Hào theo bà lên Đà Lạt. Các con ông bà Nguyễn Thế Truyền được nhà trường cho ăn học miễn phí. Về sau, bà Truyền mất ở Đà Lạt mà ông Nguyễn Thế Truyền và gia đình đều không hay biết vì người Pháp giấu kín tin tức nầy. Năm 1965 ông Nguyễn Thế Truyền được biết tin chính xác về các con:

- Nguyễn Trưng Trắc làm nữ tu sĩ một nhà dòng ở Pháp.

- Nguyễn Trưng Nhị làm giáo sư triết tại Anh quốc.

- Nguyễn Quốc Tuấn học âm nhạc tại Tây Đức.

- Nguyễn Thế Hào học cơ khí tại Pháp.

Ngày 1/1/1953 trường Quốc Gia Hành Chánh thành lập tại Đà Lạt, để đào tạo công chức cao cấp cho chính phủû... Trong năm 1952, quốc trưởng Bảo Đại ký sắc lịnh thành lập Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội tại cao nguyên, thành phần gồm 4 người Việt, 4 Pháp, 4 người Thượng và bổ ông Tôn Thất Hối làm chủ tịch hội đồng. Trường trung học Trần Hưng Đạo khởi thủy lập gần chợ Hòa Bình, có hoàng tử Bảo Long theo học, nên sau lấy tên trường Bảo Long. Còn trường nữ trung học Bùi Thị Xuân, lúc mới thành lập lấy tên công chúa Phương Mai, sau đổi thành trường Quang Trung. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nguyên thủy là trường Sĩ Quan Huế, thành lập năm 1948 bên cạnh sông Hương. Năm 1950, trường nầy di chuyển lên Đà Lạt, lấy cơ sở trường chỉ huy tham mưu sau nầy làm địa điểm. Dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm trường nầy lấy tên trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Đến năm 1960, trường nầy đổi tên thành trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam cho tới năm 1975, Ngô Đình Diệm là người đặt viên đá đầu tiên xây cất trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trên ngọn đồi 1515. Đến năm 1967, trường nầy có cơ sở hiện đại nhất so với các trường võ bị ở Đông Nam Á. Áp dụng chương trình huấn luyện quân sự và một phần lớn chương trình văn hóa của trường võ bị West Point, trường Võ Bị Quốc Gia dạy văn hóa bậc đại học 4 năm, đào tạo sĩ quan hiện dịch đủ trình độ kiến thức chỉ huy và kiến thiết sau nầy. Khi tốt nghiệp, ngoài bằng cấp tốt nghiệp do trường võ bị cấp phát, mỗi sinh viên còn được cấp bằng cử nhân khoa học ứng dụng. Cho đến tháng 4/1975, trường Võ Bị Quốc Gia đào tạo được 29 khóa sĩ quan hiện dịch. Viện đại học Đà Lạt thành lập năm 1957. Tiền thân của Viện Đại Học Đà Lạt là trường Sư Huynh công giáo ở Huế do giám mục Ngô Đình Thục thành lập với sự giúp đỡ của Hồng Y Spellman ở New York. Viện Đại Học Đà Lạt lại xây cất trên khu đất rộng 38 mẫu tây, có khoảng 1500 sinh viên theo học các phân khoa chính trị, kinh doanh, sư phạm, khoa học......nằm tại số 1 đường Phù Đổng Thiên Vương, ở góc Đinh Tiên Hoàng. Từ xa, có thể nhận thấy dấu hiệu của trường là cây thánh giá vươn cao.

Thật là một sự ngạc nhiên đến lạ lùng, Đà Lạt trước năm 1975 có độ 80.000 dân mà có đến 4 cơ sở giáo dục đại học: Viện đại học Đà Lạt, Đại học Chiến Tranh Chính Trị, Trường Võ Bị Quốc Gia. Phía giáo hội còn có Giáo Hoàng học viện Pio.

Ngoài ra còn 15 trường trung học đệ nhị cấp, và 56 trường tiểu học!

Chế độ quản đạo ở các tỉnh cao nguyên:

Kể từ khi nhà Nguyễn thống nhứt năm 1802, đất nước ta vẫn tiếp tục phân chia các đơn vị hành chánh khác tên gọi giữa miền núi và đồng bằng. Ở miền Bắc có phủ, huyện. Ở đồng bằng và châu ở miền núi. Cai trị mỗi châu có quan Lang (Thái – Mường) và Tri Châu (Nùng – Thổ). Đến thời Pháp thuộc, cao nguyên thuộc lãnh thổ Trung Kỳ, là đất của triều đình Huế, nhưng Pháp nắm hết mọi quyền hành. Bên cạnh các công sứ, đứng đầu mỗi tỉnh, triều đình bổ một người Việt làm quản đạo. Các tỉnh cao nguyên hình thành rất sớm:

- Đồng Nai Thượng (1896), tỉnh lỵ tại Djiring.

- Kontoum (1907), tỉnh lỵ nằm bên bờ sông Dakla.

- Darlac, tình lỵ là Ban Mê Thuột (1923)

- Pleiku (1924).

Trong số các quản đạo do triều đình Huế bổ nhiệm cai trị cao nguyên, người ta còn nhớ các ông:Tôn Thất Hối, Tôn Thất Toại, Phạm Khắc Hòe, Trần Văn Lý....

Toại và Hối là con của Tôn Thất Hân, phụ chính đại thần của nhiều triều vua hồi đầu thế kỷ nầy. Tôn Thất Toại làm quản đạo ở Kontoum nhiều năm. Còn Tôn Thất Hối đầu tiên giữ chức quản đạo Djiring, rồi sau đổi lên làm quản đạo Darlac. Có thời gian Hối làm quản đạo tại Đà Lạt. Kế nhiệm cho Hối ở Đà Lạt là Phạm Khắc Hòe, cai trị từ năm 1940 - 1944.

Tôn Thất Hối sinh trong một gia đình thế gia vọng tộc. Thân phụ là Tôn Thất Hân, quê quán tại Lạc Thú, Thừa Thiên (1854), thuở nhỏ theo học Quốc Tử Giám. Bắt đầu cuộc đời làm quan bằng chức tri huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Hân bò lần trên nấc thang danh vọng đến Thượng thư bộ Hình (1906). Năm 1917, Hân làm phụ chính đại thần, kiêm Cơ mật viện trưởng dưới triều Khải Định. Chính Tôn Thất Hân đề nghị với Pháp lưu đày hai cha con Thành Thái và Duy Tân.

Tháng 4 - 1943, Tôn Thất Hân ăn lễ thượng thọ (90), có đến 200 cháu tham dự. Năm sau (1944), Hân từ trần. Hối còn làm quản đạo ở Ban Mê Thuột, Tôn Thất Hối có nhiệm vụ trông coi khám đường tức nhà tù, giam giữ chính trị phạm do Pháp lập ra. Từ năm 1944 khám nầy có hơn 1000 tù, gồm nhiều người yêu nước, chống Pháp đủ mọi thành phần, đảng phái. Thời gian ấy, điều kiện sinh sống trong tù rất tồi tệ. Nhiều lần tù nhân biểu tình, tuyệt thực để phản đối.

Tôi được một người cháu gọi Tôn Thất Hối bằng ông chú, là chị Tôn Nữ M. L. cho biết: “Năm 1935 hồ Xuân Hương bị ngăn lại và làm một cây cầu bắc ngang qua để vào chợ Hòa Bình. Cây cầu nầy hồi năm 1919 chỉ là một cái cống nhỏ. Dòng nước ở dưới cầu chảy qua ấp Ánh Sáng, để đổ vào thác Cam Ly. Vì cây cầu nầy được xây dựng dưới thời Tôn Thất Hối làm quản đạo, nên dân chúng quen gọi “Cầu Ông Đạo”. Tôi còn nghe một nguồn tin khác cho biết vì cây cầu nầy nằm gần dinh quản Đạo, (chỗ khám đường trước năm 1975), nên dân chúng Đà Lạt quen gọi là “Cầu ông Đạo”. Tôi không dám quả quyết thuyết nào đúng hơn. Trong buổi lễ chấm dứt chế độ Hoàng Triều Cương thổ ngày 24/3/1955, tổ chức tại trước tòa hành chánh Kontum, với sự hiện diện của hàng ngàn đồng bào Thượng, Tôn Thất Hối đại diện quốc trưởng Bảo Đại đọc lời tuyên bố: “Tôi đại diện cho đức quốc trưởng Bảo Đại, long trọng tuyên bố kể từ khi Thế Tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn lập quốc đến nay.....tới đây là chấm dứt chế độ hoàng triều cương thổ. Thay mặt hoàng tộc nhà Nguyễn, thay mặt quốc trưởng Bảo Đại, tôi xin từ giã đồng bào...”

Một quản đạo Đà Lạt khác được nhắc tới khá nhiều là Phạm Khắc Hòe. Ông Hòe quê ở Nghệ Tỉnh, học trường Hành chánh Hà Nội, có vợ là một công chúa, được sự tin cậy của triều đình. Do bà vợ năn nỉ với Hoàng hậu Nam Phương, nên Hòe được tiến cử làm quản đạo Đà Lạt. Thật sự Đà Lạt là nơi đất rộng, phì nhiêu, dân cư thưa thớt (vì sự hạn chế người Kinh lên lập nghiệp), nên vào năm 1942, Hòe có xin với Pháp chiếu cố một số gia đình nghèo khổ từ quê quán ông thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh lên đó lập nghiệp. Những người nầy đến đây chuyên canh rau cải, sống tập trung gọi là ấp Nghệ Tĩnh. Riêng ấp Hà Đông do tổng đốc Hoàng Trọng Phu, mộ dân miền Bắc lập ra năm 1938, theo lời yêu cầu của Pháp. Hoàng Trọng Phu (1872 - 1945) là con trai thứ của tổng đốc Hoàng Cao Khải, học trường thuộc địa Pháp. Lúc mới về nước, vì có cha đang làm quan, nên Phu chỉ làm thông ngôn cho vua Thành Thái ít tháng, rồi ra làm Án Sát tại một tỉnh Bắc Kỳ năm 1897. Lúc kế vị cha làm tổng đốc Hà Đông, Phu mộ dân các làng Quảng Hoa, Ngọc Hồi, Nghi Tăm......là nơi chuyên trồng hoa để lên Đà Lạt canh tác theo lời yêu cầu của viên công sứ Đà Lạt. Từ năm 1938, chỉ có 7 gia đình lên lập nghiệp. Hồi khởi sự lập vườn hoa, Pháp có giúp đỡ bằng cách cho vay tiền của Quỷ tương trợ hỗ tương. Sau một năm, phân nửa bỏ Đà Lạt trở về quê quán vì trồng hoa không kết quả như ý muốn. Số còn lại tiếp tục trồng hành tây, củ cải, măng tây, artichaut, củ hành, cải bắp và đậu.....Từ năm 1941, ấp Hà Đông bắt đầu làm ăn phát đạt nhờ nghề trồng hoa và rau cải nầy. Cuối năm 1941, có tất cả 28 gia đình ở ấp Hà Đông, tổng số 100 nhân khẩu.

Ông Trần Văn Lý (1901 - ?) là một nhân vật có tiếng tăm ở miền Trung, quê ở Quảng Trị, tốt nghiệp cao đẳng hành chánh Hà Nội. Ra trường, ông Lý làm quan trong ngạch quan lại của Pháp, với chức tham tá tại Qui Nhơn. Sau đó, cũng như Phạm Khắc Hòe, do sự giới thiệu và giúp đỡ của Khâm sử Trung Kỳ, ông Lý trở lại ngạch quan lại Nam triều với chức Thương tá Trung Phước (Bình Định). Ông Lý giữ chức quản đạo Đà Lạt từ năm 1926 - 1935. Khi chức vụ này được Phạm Khắc Hòe thay thế, ông Lý làm Ngự Tiền văn phòng cho Hoàng đế Bảo Đại.

 

Vài nhân sĩ Thượng ở Đà Lạt:

Đà Lạt nguyên thủy là quê hương của người Thượng. Khi nói về Đà Lạt nhưng không nhắc qua vài tên tuổi lớn người Thượng thì thật là thiếu sót. Từ cuối năm 1920, Đà Lạt phát triển bề rộng lẫn chiều sâu, mà vài người Thượng đã đóng các vai trò quan trọng. Tại thung lũng Đa Nhim, có bộ tộc Churu (Chru) tuy dân số ít (độ 1500 người) nhưng được coi là bộ lạc tiến bộ nhứt ở cao nguyên Lâm Viên, vì lịch sử của họ có liên hệ với lịch sử người Chiêm Thành.

Là thị dân Đà Lạt, tôi chắc nhiều đồng hương còn nhớ con đường Ya Gut, nằm giữa đường Trần Bình Trọng và Hoàng Diệu, gần trung tâm y tế toàn khoa?

Theo Touneh Han Tho, thì Banahria Ya Gut được coi như lãnh tụ người Churu (Chru) nhiều thập niên đầu thế kỷ 20. Sinh năm 1870 tại một buôn làng thuộc vùng Đơn Dương ngày nay, Ya Gut kết hôn với một người chị bà con của thân phụ Han Tho. Ya Gut có một đứa con gái tên Ame Mabo, cho đến năm 1975, vẫn còn sống tại làng Diom, là quê hương của ông ta. Ông bà Ya Gut cũng có một người con trai làm trung úy trong quân đội viễn chinh Pháp. Ya Gut là một người có tâm hồn nghệ sĩ, một Nguyễn Du của người Churu, từng sáng tác nhiều thiên anh hùng ca cho dân tộc Churu. Tài năng ấy Ya Gut thừa hưởng của tổ tiên. Năm 1909, Pháp lập một đồn hành chánh tại Dran (Đơn Dương) và phong cho Ya Gut làm tri huyện, cai trị vùng nầy, giống như trường hợp tù trưởng có thế lực Khunjenob cai trị tại Ban Mê Thuột. Hồi đó Ya Gut đóng vai trò trung gian giao thiệp giữa Pháp và dân chúng. Ngoài chức vụ hành chính, Ya Gut còn đóng vai thẩm phán hòa giải các vụ xung đột, làm trọng tài giải quyết các cuộc tranh chấp của đồng bào ông ta. Theo Touneh Han Din, một người bà con với Han Tho, thì trong thời gian làm tri huyện ở Dran, nhiệm vụ căn bản của Ya Gut là chiêu mộ dân Thượng làm phu đấp đường giao thông. Dân Thượng cũng bị bắt buộc phải khiêng cáng cho các viên chức Pháp, Việt và vợ con của họ. Đối với các bà vợ công chức Việt Nam, những người Thượng này gọi đùa rằng đó là các “bà đầm mũi tẹt.”

Bắt đầu từ năm 1910, tại vùng cao nguyên, người Pháp ra lịnh bắt đồng bào Thượng tuổi từ 16 đến 60, đàn ông, mỗi năm phải làm sưu cho nhà nước 20 ngày không lương. Công việc rất nặng nhọc mà còn bị các giám thị người Pháp hay Việt đối xử bằng roi vọt, nên nhiều người tìm cách trốn tránh. Theo Touneh Han Din, cò hàng trăm gia đình sống ở buôn Diom bỏ trốn vào rừng để khỏi đi làm phu đắp đường. Theo Monseign Cassaigne khi đắp con đường từ Phan Thiết lên Di Linh, có hàng trăm phu người Thượng và hai kỹ sư Pháp bỏ mạng.

 

Một lãnh tụ khác là Touneh Han Đang, sinh năm 1880 tại Diom, trong một gia đình có 7 anh em. Ba mẹ là người thuộc chi tộc Banahria. Cũng như cha, thuở nhỏ Han Dang theo cha làm rẫy. Thời gian nhàn rỗi, cậu thường đi săn bắn thú rừng. Đến tuổi 15, Han Đang tháp tùng theo các thương nhân người Churu buôn chuyến từ Phan Rang lên Dran. Chuyến xuống họ đem mật ong, thịt rừng phơi khô, vài loại măng......xuống Phan Rang đổi lấy muối, nước mắm, vải vóc. Là một thanh niên cường tráng, có chí tự lập, chỉ mấy năm sau Han Dang tự mình tổ chức các chuyến hàng riêng biệt. Tại Phan Rang có làng An Phước là nơi nổi tiếng văn vật của người Chàm, có trường tiểu học. Nhờ vậy Han Dang được theo học các môn Pháp, Việt và Chàm ngữ. Thấy việc học thích thú và có lợi, Han Dang rất tích cực trau giồi. Nhưng có một điều làm cho Han Dang lo lắng đó là cha mẹ cậu sợ cậu ở mãi dưới An Phương, sẽ lưu lạc rồi bỏ rơi ông bà. Vì thế ông bà thu xếp cho hai người anh lớn đang làm giáo viên, dạy kèm tiếng Việt và Chàm cho Han Dang tại nhà ở Diom. Hàng ngày, sau khi tập ca hát cùng với ban hợp ca trong hai giờ, Han Dang học kèm với anh, và sau đó, học võ với một võ sư người Việt.

Năm 1905, Pháp bắt đầu làm con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt. Han Dang và cha đều bị bắt đi làm sưu. Thấy cha già yếu, Han Dang tình nguyện làm việc cho cả hai người, nhưng lại từ chối khiêng cáng cho “các bà đầm mũi tẹt”. Con đường từ Krong Pha lên Đà Lạt có nhiều dốc cao, mỗi ngày Han Dang chỉ mang vác vượt khoảng đường 15km thôi. Hàng hóa thường là những két rượu vang dành cho công chức Pháp ở Đà Lạt. Trong thời gian ấy, Han Dang dành dụm được một số tiền, bắt đầu mua ngà voi, mật ong ở Roglai đem xuống Phan Rang bán. Năm 1907, Han Dang có ý nghĩ sẽ cải tiến đời sống người Churu. Đầu tiên Han Dang yêu cầu một người đàn bà Chàm đến Đa Nhim dạy bộ lạc Churu dệt vải. Kế tiếp, Han Dang gởi cô em họ là Ba Cam xuống Phan Rang học kỹ thuật làm nồi đất nung. Khi trở về, Ba Cam bắt đầu làm toàn bộ nồi đất mới cho cả làng. Han Dang còn học được kỹ thuật cày ruộng: cày sâu và hiệu quả hơn. Có một điều không thành công lắm là bắt đàn bà Churu mặc quần thay vì mặc váy. Năm 1910, Han Dang được bổ làm lý trưởng Diom. Năm sau Pháp lập huyện Tân Khai, sau nầy gọi là Djiring và Han Dang trở thành thông ngôn cho Ya Gut. Đến năm 1919, tri huyện Ya Gut hưu trí và Han Dang được cử thay thế chức tri huyện của Ya Gut. Mãi đến ngày 22/2/1922, triều đình Huế (Khải Định) mới bổ Han Dang làm “Thổ huyện Tân Khai” và gọi là “tri huyện Mọi”. Trong thời gian nầy, Han Dang đề nghị mở trường học ở Đa Nhim, bị công sứ Cunhac và quản đạo Trần Văn Lý phản đối với lý do “người Mọi không cần giáo dục, vì họ chỉ làm những việc nặng nhọc, không cần đến sự khéo léo”. Dù thất bại, Han Dang không nản, tiếp tục tranh đấu để cải tiến mức sống của đồng bào ông. Năm 1922, người Pháp làm đường Sàigòn đi Đà Lạt qua ngả Bảo Lộc, cần nhiều phu người Thượng. Với tư cách tri huyện Mọi, Han Dang có bổn phận cung ứng dân phu, nhưng đồng thời cũng nhắc lại yêu sách mở trường học. Lần nầy có kết quả. Tại các buôn người Lat, người Chil, người Churu, bắt đầu có trường sơ cấp, nhưng mỗi trường chỉ có độ 10 học sinh. Cho đến năm 1927, quản đạo Trần Văn Lý liên tục bất đồng ý kiến với Han Dang, và bỏ qua các đề nghị của Han Dang về những cải cách nâng cao mức sống của đồng bào Thượng. Khi quản đạo Trần Văn Lý đi rồi, tình hình người Thượng được cải thiện hơn: Han Dang tranh đấu để tỉnh cấp tiền bạc cho học sinh, tăng chương trình học lên 4 năm, và lúc ấy có 40 học sinh theo học. Những học trò giỏi, được gởi lên Đà Lạt sẽ ở trọ nhà Hàn Giang đi học. Những học sinh ưu tú sau khi tốt nghiệp sẽ được gởi đi Qui Nhơn học tiếp Collège de Quinhơn.

Ngày 2/9/1925, toàn quyền Đông Dương ban tặng cho Han Dang huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Theo Touneh Han Tho, trong khi khánh thành đường xe lửa từ Krong-Pha lên đèo Ngoạn Mục, công sứ Đồng Nai Thượng có ban cho Han Dang huy chương “Kim tiền hạng 3”. Sau đó, Han Dang còn liên tiếp nhận được các huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh (1929), mề đay Kim Khánh hạng 3 (1933).

Theo Touneh Han Tho, Han Dang tiếp tục tranh đấu để cải tiến mức sống của đồng bào Thượng quanh vùng Đà Lạt. Ông tranh đấu cho dân làm đường được lãnh lương cao hơn. Mỗi khi có những thắc mắc ông khiếu nại với các viên chức cao cấp Pháp tại Đà Lạt, nếu như không được giải quyết, không nản, ông làm đơn gởi lên hoàng đế Bảo Đại, thủ tướng Pháp Léon Blu, và cả tổng thống Pháp. Năm 1937, để phản đối viên công sứ Pháp lạm quyền, Han Dang từ quan, về làng Diom làm lãnh tụ cho bộ lạc của ông đến ngày mãn phần. Djiring tuy ở gần, nhưng mãi đến năm 1927, mới có cha Cassaigne đến lập nhà truyền giáo. Hai năm sau, chính cha đã lập ra trại cùi để săn sóc cho những người bị chứng bịnh nan y nầy, tồn tại cho đến nay.


 

 

 

Télécharger
ky_uc_dalatcua_HuaHoanh.doc
Document Microsoft Word 106.5 KB

Écrire commentaire

Commentaires: 41
  • #1

    MINH PHAM ,USA (mardi, 27 mars 2018 07:04)

    Vous connaissez les foyer Saint Vincent? Pere Dulucq, pere Gonce en 1960...1963 ,etc Les ecoliers du lycee yersin, D,Adrian,Việt Anh ����

  • #2

    MINH PHAM, USA (mardi, 27 mars 2018 07:16)


    Too rat muon Tim gap mot Nguoi ten KHUU TAN TRI, truoc hoc o YERSIN va o tai Foyer Saint Vincent

  • #3

    MINH PHAM (mercredi, 01 août 2018 03:29)

    Rat muon gap lai nguoi ban ngay con nho tai Dalat,nhom hoc sinh tai lycee,Việt anh....

  • #4

    Peter Nguyen (vendredi, 16 juillet 2021 19:01)

    Cher Minh Pham,
    A Mr. Minh P. Je m'appelle Nghiep Nguyen, peut etre nous avons quelque chose en commain. Je suis tres interese par les nouvelles que vous apportez. Tant que vous conaissez pere Dulucq, pere Gonce, pere Cartier et frere Alexandre. Vous devez savoir quand meme les non suivant. Nguyen Van Hoang, Nguyen Van Tu, Nguyen Van Hoanh, Jean Claude Lam, Etien Phat, Pham Van Minh. J'ai frequente au Lycee Yersin depuis 1959 a 1965. Et J'ai quand meme habite au Foyer Saint Vincent ces annees. Et j'ai connu Bau, and Du... Ces deux dernier ont devenu Pere du Foyer apres le catastrophe d'Avil 1975. J'espere que l'on peut cummuniquer avec l'autres.

  • #5

    Minh van pham (mercredi, 22 septembre 2021 22:10)

    I am very happy with your news to me,I am MINH PHAM ,living in the USA nearly 30 years. I really remember these friend names that you mentioned but not images.we are old and change too much with time. I hope to have our news in future and waiting from you and old friends news\

  • #6

    Minh Pham (phamvanminh) (dimanche, 10 octobre 2021 09:21)

    I really want to have news from old friends at dalat,foyer Saint Vincent….It is very happy if we could talk with one another about our souvenirs,our joyful time when we were young…Oh,nice vistas….

  • #7

    Minh ,email minhp 31647@gmail.com (mardi, 19 octobre 2021 22:52)

    ,je voudrais bien de faire connection avec Mr Michel Nghiem qui vivait au foyer,dalat et ex Air Force man of VNCH at tan son nhat air base en 1962 up to 1963…Very happy to have your news.

  • #8

    Minh Pham ,email minhp31647@gmail.com (jeudi, 16 décembre 2021 03:01)

    To Mr Nghiep Nguyen and other friends in foyer dalat. I am waiting for your news such a longtime…Please send me news of you all…Thank you.

  • #9

    Minh Pham, email minhp31647@gmail.com (dimanche, 30 janvier 2022 04:04)

    Toi la Minh Pham, rất muốn được kết chuyển với những bạn đã từng ở Foyer Dalat ngày xưa . Thật là kỳ diệu khi chúng ta lại cùng nhau nói về kỹ niệm hồi thơ ấu.Bây giờ ai cũng đang có gia đình rồi, mong rằng tất Cả đều được hạnh phúc và sức khỏe tốt, chúng ta đã vào hang 70 rồi.

  • #10

    Minh Phạm (vendredi, 17 juin 2022 19:05)

    Tôi rất muốn liên lạc vối những người bạn thời xa xưa ở Dalat…như NGHIỆP, ETIENE PHÁT, TỤ, JEAN CLAUDE , NGỌC. Thật là hạnh phúc khi chúng ta lại liên lạc được với nhau sau gần 70 năm dài, những bạn cưu học sinh Yersin,Viêt Anh, Adran…..và đã ở FOYER DALAT…Rất mong, Địa chỉ Email minhp31647@yahoo.com*

  • #11

    Phuong Nguyen (jeudi, 30 juin 2022 09:42)

    Kiến trúc sư Ernest Hébrard (1875-1933) chứ không phải Hébard.

  • #12

    Minhphamp31647@gmail.com (mardi, 21 mars 2023 18:08)

    Mong tin các bạn ở Foyer lâu lắm rồi…rất mong Minh Phạm.Waing for your news such a long time,please connect together for tender souvenirs…Je voudrais d,avoir votre nouvelles depuis longtemps, please contact me whenever you can. Xin cám ơn.

  • #13

    Minhp31647@gmail.com (mardi, 21 mars 2023 21:02)

    Đã và đang mong tin các bạn ,waiting for you all….

  • #14

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:50)

    20

  • #15

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:52)

    20

  • #16

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:52)

    20

  • #17

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:53)

    20

  • #18

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:53)

    20

  • #19

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:54)

    20

  • #20

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:54)

    20*if(now()=sysdate(),sleep(15),0)

  • #21

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:55)

    20Yx1Ea7PS'; waitfor delay '0:0:15' --

  • #22

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:55)

    20'||DBMS_PIPE.RECEIVE_MESSAGE(CHR(98)||CHR(98)||CHR(98),15)||'

  • #23

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:56)

    20

  • #24

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:56)

    20

  • #25

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:57)

    20

  • #26

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:57)

    20

  • #27

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:58)

    20

  • #28

    lxbfYeaa (vendredi, 10 mai 2024 23:59)

    20

  • #29

    lxbfYeaa-1 waitfor delay '0:0:15' -- (samedi, 11 mai 2024 00:00)

    20

  • #30

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:00)

    20

  • #31

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:01)

    20

  • #32

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:02)

    20

  • #33

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:02)

    20

  • #34

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:03)

    20

  • #35

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:03)

    20

  • #36

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:04)

    20

  • #37

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:04)

    20

  • #38

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:05)

    20

  • #39

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:05)

    20

  • #40

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 00:06)

    20

  • #41

    lxbfYeaa (samedi, 11 mai 2024 01:31)

    20